Những lý do cần lưu ý khi vệ sinh "vùng cấm địa"

Nếu chị em vệ sinh khu vực vùng kín nhạy cảm này không đúng cách sẽ khiến thế cân bằng của nó bị phá vỡ, và kéo theo là vô số phiền toái.

Bình thường, “vùng cấm địa” của chị em đã luôn tồn tại hệ thống vi khuẩn có lợi nhằm ức chế vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, vệ sinh khu vực nhạy cảm này không đúng cách sẽ khiến thế cân bằng đó bị phá vỡ, kéo theo là vô số phiền toái.
1. Vệ sinh “vùng kín”: càng nhiều càng hại
Trên thực tế, bên trong “vùng kín” vốn đã chứa một lượng vi sinh vật ổn định. Bạn chỉ nên vệ sinh vùng nhạy cảm này 1 -2 lần/ngày. Bởi vì khi bạn thực hiện động tác chăm sóc quá nhiều, quá kĩ từ bên trong sẽ có thể phá vỡ sự cân bằng, từ đó, làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Dung dịch vệ sinh chuyên dụng có thể làm sạch “vùng kín”, khử mùi, thậm chí tránh được STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục)… là những quan niệm sai lầm. Thực tế là, vệ sinh “vùng kín” nhiều lần bằng các sản phẩm chuyên dụng không những không thể khử được mùi, tránh được STDs mà còn làm tăng nguy cơ viêm, ngứa, nhiễm trùng đường tiểu.
Đã đến lúc bạn nên bỏ các loại quần áo bó sát hoặc làm từ chất liệu không thấm mồ hôi xuống đáy tủ, thay vào đó là những bộ cánh chất liệu tự nhiên thấm hút tốt như con, lụa…để có thể thoải mái cả ngày mà không phải lo lắng về lũ vi khuẩn sinh sôi.

2. Lưu ý khi sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa vệ sinh với mẫu mã đa dạng và chiêu thức quảng cáo của các nhà sản xuất lại rất hấp dẫn. Vì thế, bạn cần phải hết sức tỉnh táo. Hãy kiểm tra thật kĩ các thành phần trong đó xem chúng có ảnh hưởng đến môi trường sinh lí tự nhiên của “vùng kín” hay không. Độ pH ở da phụ nữ thường là 5,5 nhưng độ pH trong “vùng cấm địa” lại thấp hơn nhiều, thường chỉ ở mức 3,3.


Bạn tuyệt đối không nên thay thế dung dịch vệ sinh chuyên dụng bằng sữa tắm. Vì sữa tắm làm cho môi trường của “vùng kín” trở nên kiềm hơn, rất dễ bị các vi khuẩn tấn công. Do đó, hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng có tính axit để làm sạch “vùng kín”, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt viêm niêm mạc.

3. Vệ sinh trong những trường hợp “đặc biệt”

- Vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”: Bạn nhất thiết phải thay băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 4 giờ. Tránh để lâu hơn vì nguyệt san là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ bị tấn công dồn dập hơn bởi đám vi khuẩn và STDs nếu QHTD trong những ngày nhạy cảm này.


- Vệ sinh trước và sau khi QHTD: Trước khi có quan hệ giới tính, bạn và cả đối tác cần phải vệ sinh thật sạch sẽ để tránh lây lan các vi khuẩn gây bệnh. Và sau khi QHTD, bạn cũng nên vệ sinh cơ thể một lần nữa bằng nước ấm kết hợp với các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh.

Cuối cùng, các chuyên gia khuyên bạn nên đi tiểu ngay sau khi QHTD để các vi sinh vật gây bệnh không thể tiến sâu hơn vào bên trong, đặc biệt là những khu vực dễ bị tổn thương như ống dẫn nước tiểu, niệu đạo, buồng trứng…

Theo afamily.vn

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Sữa đậu nành - dược liệu Đông y đa năng

Uống sữa đậu nành thường xuyên có thể giúp da phụ nữ trở nên mềm mại, mịn màng và săn chắc. Bên cạnh đó, đậu nành còn có chứa zoflavo - một chất chống oxy hóa, lão hóa, làm phụ nữ trẻ lâu và tăng cường trí nhớ.

Đông y cho rằng, đậu nành (hay đậu tương) là một loại "dược thực lưỡng dụng", nghĩa là có thể sử dụng làm thực phẩm và đồng thời dùng làm thuốc. Vì thế, thời xưa, các ngự y thường sử dụng đậu tương để chế ra nhiều loại thuốc bổ và món ăn làm tăng vẻ đẹp cho hoàng hậu, cung phi trong cung đình.
Loại thực phẩm này cũng được các nhà dinh dưỡng học đánh giá giàu protit và lipit. Cứ trong 100 g đậu nành có từ 34 đến 40 g protit và gần 20 g lipit. Chất protein trong đậu nành ở dưới dạng caséin thực vật không khác so với caséin động vật có trong sữa. Nó cũng có đầy đủ axit amin cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể con người. Ngoài ra, đậu nành còn giàu vitamin và muối khoáng.
Các món ăn chế biến từ đậu nành như đậu hũ, tào phớ, sữa đậu nành… giúp con người cải thiện sức khỏe, phòng ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm ung thư vú, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tim mạch. Bác sĩ Trần Văn Năm, Phó viện trưởng Viện Y dược Học dân tộc TP HCM cho biết, đậu nành là thực vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị như protein, vitamin B, A, E và nguyên tố vi lượng, các acid amin thiết yếu. Đặc biệt, nó còn chứa nhiều acid béo không bão hòa và ít acid bão hòa nên tốt cho sức khỏe và phòng bệnh hiệu quả.

Khi kết hợp với các dược liệu Đông y, đậu nành trở thành những bài thuốc quý như chữa nhược suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm (đậu nành, hạt tiểu mạch, táo tàu); chữa suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, hồi hộp, ăn ngủ kém (đậu nành, liên nhục, hoài sơn, ý dĩ, sa nhân, sơn tra, cẩu tích)... Vào mùa hè nóng bức, cơ thể phải vận động nhiều khiến bạn dễ mệt mỏi, tinh thần uể oải, suy nhược. Theo Đông y, hạt đậu nành vị ngọt mát có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét...
Bên cạnh đó, sữa đậu nành làm từ đậu nành có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè. PGS Lê Bạch Mai, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, sữa đậu nành là loại thuốc uống bổ dưỡng bởi nó giàu đạm và acid amin thiết yếu, nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch sức khỏe. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm sữa đậu nành đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi ngày, bạn có thể dùng 2 hộp sữa đậu nành đựng trong hộp giấy tiệt trùng hợp vệ sinh, tiện lợi.
(Nguồn: Công ty Hòa Nhan)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

6 bí ẩn về “cô bé” dành riêng cho chị em

Quan hệ tình dục có khiến nó rộng ra? Có phải lúc nào nó cũng có một mùi đặc trưng? Và tại sao khi được chạm vào hoặc vuốt ve thì nó lại có cảm giác “dễ chịu”?

Đó là một loạt những thắc mắc của hầu hết chị em về bộ phận được coi là “vùng kín” này. Âm đạo có nhiều biệt danh hơn hẳn các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, khu-V này vẫn còn là một bí ẩn đối với nhiều người.
1. Âm đạo chỉ là một phần phía dưới của cơ thể

Hầu hết chúng ta dùng từ âm đạo để chỉ bộ phận riêng tư của mình. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ mô tả những phần hẹp bên trong “cô bé”, từ âm hộ (diện tích có thể nhìn thấy trong đó bao gồm các môi lớn bên trong và bên ngoài, âm vật, và đáy chậu) cho cổ tử cung (phần dưới của tử cung).
2. Âm đạo thường giống nhau

Vẻ bên ngoài thì có thể của chị em nào cũng giống nhau, nhưng vào trong thì không phải vậy. Sự khác nhau thường là ở âm vật. Có thể là ở kích thước âm vật, hình dáng, độ lớn hoặc của môi lớn, môi nhỏ. Hầu hết phụ nữ có môi lớn không hoàn toàn đối xứng - một bên thường lớn hơn bên kia.
3. Các khu vực xung quanh thường có màu sắc khác nhau

Màu sắc khu-V này không nhất thiết phải liên quan đến các màu sắc da của những bộ phận còn lại. Nhiều phụ nữ da sáng nhưng khu –V lại có màu nâu hoặc tím ở môi lớn. Bạn cũng có thể có màu sắc khác nhau ở trong cùng bộ phận này - ví dụ, môi nhỏ của bạn có thể có màu tối hơn nhưng phía dưới đáy chậu lại có màu hồng nhạt.
4. Các bức tường của âm đạo đều có nếp gấp

Thông thường, các bức tường của âm đạo nằm nén với nhau. Nhưng khi cần phải mở để chứa tampon hoặc dương vật, các bên sẽ tách riêng biệt và mở rộng ra, giống như một cái ô được xòe ra hoặc một chiếc váy xếp nếp mở ra. Thậm chí, âm đạo còn có thể nở rộng cho cả em bé đi qua khi sinh con.
5. Khi không dùng, âm đạo sẽ tự co lại

Như đã giải thích ở trên, âm đạo là rất đàn hồi và có thể phù hợp với một dương vật siêu lớn - nhưng nó luôn luôn quay trở lại trạng thái thông thường của nó sau khi quan hệ tình dục. Nhưng nó có thể là một câu chuyện khác nhau một khi bạn sinh ra một em bé, như một số bà mẹ nói rằng họ cảm thấy lỏng hơn. Bạn có thể thắt chặt lại nó bằng cách làm các bài tập thích hợp.
6. Tập thể dục thường xuyên sẽ tốt cho âm đạo
Cũng như các việc luyện tập các cơ bắp của bạn. Việc luyện tập thường xuyên có thể giúp bạn có một âm đạo “chặt chẽ “ hơn để cả hai cùng có được những cảm hứng và dễ dàng lên đỉnh hơn. Bạn có thể luyện tập theo cách: Kẹp “chỗ đó” lại như thể bạn đang giữ lại dòng chảy của nước tiểu. Giữ như vậy trong 10 giây, sau đó nhả ra. Mỗi ngày làm 10 đến 20 lần một ngày, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt sau khoảng một tháng.
Theo afamily.vn

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Kinh nguyệt đen, vón cục và có nhớt là bệnh gì?

Tới bây giờ thì em đã hết rong kinh, nhưng vẫn còn tình trạng có máu đen, vón cục và có nhớt. Hiện tượng này kéo dài đến nay chưa hết. Em đang rất lo lắng.

Chào các anh chị. Em mong các anh chị tư vấn cho trường hợp của em như sau. Em đã có hai bé, bé thứ hai được 6 tháng. Sau khi sinh một tháng thì em có kinh nguyệt bình thường, nhưng bắt đầu bị rong kinh. Tới bây giờ thì em đã hết rong kinh, nhưng vẫn còn tình trạng có máu đen, vón cục và có nhớt. Hai tháng trước em đi khám tổng thể thì bác sĩ bảo không có vấn đề gì. Nhưng hiện tượng này kéo dài đến nay chưa hết. Em đang rất lo lắng. Xin tư vấn giúp em với! (M - Hà)
Trả lời:

Bạn Hà thân mến!

Sau khi sinh trong quá trình tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi sinh. Tử cung đã hoàn thành xong sứ mệnh tăng sinh niêm mạc lót ổ, để niêm mạc bắt đầu đi vào hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra, lẫn lộn với máu, chất nhầy theo âm đạo thoát ra ngoài, người ta gọi đó là máu sinh hay thường gọi là sản dịch. Cho nên trong máu sinh có máu, niêm mạc bị hoại tử và chất nhầy…

Sản dịch thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả ở những người sinh đẻ bình thường lẫn đẻ mổ. Một lớp niêm mạc tử cung bị bong ra làm sản phụ cảm giác như đang có kinh. Máu thường có màu sáng, sau đó chuyển sang đỏ sẫm rồi hồng hoặc trong, vàng.

Trong 3 ngày sau khi sinh, máu sinh ra nhiều, màu đỏ tươi, sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng.
Trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, trong máu sinh có mang một lượng lớn tế bào và niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn goị là máu sinh trắng, trong khoảng 20 ngày thì máu sinh ra hết, chỉ có một số ít sản phụ bị kéo dài đến một tháng. Thường trong 6 ngày đầu sau khi sinh lượng máu ra nhiều, trung bình là 250 mililit (1/4 lít). Nếu máu sinh có mùi hôi hoặc có màu nâu sẫm, chứng tỏ khoang tử cung bị viêm nhiễm. Nếu máu sinh ra nhiều, mãi không sạch, kèm theo hiện tượng sốt, điều này chứng tỏ còn sót nhau thai, cần đến chuyên khoa sản để khám.

Sau khi sinh, lưu lượng và màu sắc của kinh nguyệt cũng có những thay đổi nhất định do testoteron trong cơ thể thay đổi, tuy nhiên, những vấn đề được xem là bất thường như hiện tượng máu đen, vón cục, nhiều dịch nhầy xuất hiện như của bạn cần được làm các xét nghiệm cẩn thận.

Việc khám tổng thể sức khỏe là cần thiết, tuy nhiên, với những dấu hiệu về sức khỏe sinh sản thì bạn cần đến chuyên khoa sản để được bác sỹ thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị giúp bạn.

Chúc bạn hạnh phúc.

Thân ái!
Được
tư vấn bởi:
Công
ty Tư vấn Đầu tư & Phát triển Con người Nhật Minh
Tổng
đài tư vấn 24/7: 1900599921 hoặc 19003477

Nếu
bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn
xin gửi về mail: banbientap@afamily.vn
Theo afamily.vn

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Rước họa vì không thay băng vệ sinh thường xuyên

Nếu dùng băng vệ sinh tampon đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong được gọi là hội chứng sốc độc tố (TSS).

Câu hỏi: Trong thời kì “đèn đỏ”, tôi nên thường xuyên thay băng vệ sinh hoặc tampon như thế nào? Nên thay theo giờ nhất định hoặc khi đầy mời thay?
Trả lời:

Trong thời gian “đèn đỏ”, dù dùng sản phẩm vệ sinh loại gì đi nữa, băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san thì bạn cũng nên thay đổi thường xuyên để tránh trường hợp kinh nguyệt đầy quá mà tràn ra ngoài. Thời gian thay không cố định mà tùy thuộc và mức độ nguyệt san và cảm giác của bạn, làm sao để bạn cảm thấy thoải mái trong suốt thời gian này là được.
Nếu bạn sử dụng tampon trong những ngày này, tốt nhất bạn nên lưu ý thay tampon thường xuyên trong ít nhất 4-8 tiếng đồng hồ. Tại sao phải nhất thiết như vậy? Bởi làm vậy sẽ giúp bạn ngăn ngừa một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong được gọi là hội chứng sốc độc (TSS).

Ngoài ra, bạn nên dùng tampon có độ thấm hút thấp nhất có thể cho những ngày kinh nguyệt của bạn. Hoặc dùng tampon siêu thấm vào những ngày nhiều nhất để tránh nguy cơ bị sốc độc tố. Những người có nguy cơ bị sốc độc tố cao nhất bao gồm: phụ nữ dưới 30 tuổi và các chị em tuổi teen.
Có tin đồn cho rằng chỉ có một vài loại tampon mới có nguy cơ gây ra sốc độc tố cho chị em sử dụng. Nhưng đây hoàn toàn không phải là sự thật. Cho dù tampon bạn dùng được làm từ bông tinh khiết hay tơ nhân tạo thì cũng như nhau, tất cả các loại tampon đều có thể khiến bạn bị sốc độc tố nếu không biết sử dụng đúng cách và không được thay thường xuyên.
Theo afamily.vn

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cách nào để biết người phụ nữ đã quan hệ hay chưa?

Dù chưa quan hệ với ai nhưng đầu nhũ hoa của e to và hơi thâm. Em muốn hỏi là có cách nào để biết được 1 người phụ nữ vẫn chưa quan hệ hay không? 

Em có đọc qua sách báo và được biết là con gái có thể mất trinh vì nhiều lí do khác nhau ngoài việc quan hệ tình dục. Và điều đó làm cho em cảm thấy lo lắng vì dù không rõ ràng nhưng trong trí nhớ của mình thì em đã từng có lần thấy máu ở quần nhỏ của mình khi vô tình va phải thanh sắt của xe đạp do trượt chân lúc đap xe. Ngày đó em chỉ thấy sợ và còn lo lắng là mình bị rách vùng đó, nhưng vì là trẻ con nên em cũng nhanh quên và chẳng để ý đến điều đó.

Hiện tại dù em chưa lập gia đình nhưng em vẫn luôn lo lắng về vấn đề “màng trinh”. Hơn nữa em còn nhận thấy dù chưa tiếp xúc quan hệ với người nào nhưng đầu nhũ hoa của e to và hơi thâm (mẹ em cũng phải ngạc nhiên vì đầu nhũ hoa của em như người đã cho con bú) và ở vùng kín của mình em cũng thấy môi lớn có màu sẫm chứ ko hồng hào…Em muốn hỏi là có cách nào để biết được 1 người phụ nữ vẫn chưa quan hệ hay không? Có thể kiểm tra điều đó bằng các khám xét không?

Mong nhận được câu trả lời..Em xin cảm ơn! (Ngố Tàu)


Trả lời:

Chào em.

Khái niệm về trinh tiết hiện nay cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi hình dạng, cấu tạo của màng trinh ở mỗi người mỗi khác. Có những bạn gái bẩm sinh từ khi sinh ra đã không có màng trinh hoặc màng trinh rách do chạy nhảy, chơi thể thao, đi xe đạp… Do đó, quan niệm cho rằng người nào màng trinh đã rách hoặc quan hệ tình dục không có hiện tượng chảy máu tức là đã từng quan hệ tình dục cũng không còn chính xác.

Không có bất cứ dấu hiệu bề ngoài nào có thể cho chúng ta kết luận việc một người nữ đã từng có quan hệ tình dục hay chưa ngoại trừ chính người đó nói ra. Kể cả cảm giác lỏng hay chật của âm đạo cũng không nói lên điều này. Có nhiều bạn gái nếu chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, cơ thể không thả lỏng thì việc giao hợp sẽ khó khăn và nhiều bạn trai thấy “chật” khi đưa dương vật vào. Song lại có những bạn gái nếu tâm lý thoải mái, tiết nhiều dịch sinh dục kèm theo âm đạo có sự giãn nở, tư thế quan hệ thuận lợi thì quá trình giao hợp sẽ “suôn sẻ” hơn.
Do vậy, không thể dựa vào biểu hiện bề ngoài hay cảm giác “lỏng”, “chật”để kết luận một người nữ đã có quan hệ tình dục hay chưa. Màu sắc của đầu nhũ hoa và môi lớn có màu thâm là do sắc tố da của mỗi người, không liên quan đến việc đã cho con bú hay đã từng có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để xác định màng trinh còn hay rách em có thể đến bác sỹ sản khoa để được thăm khám, kiểm tra.

Có nhiều bài viết về vấn đề màng trinh và trinh tiết trên trang Afamily, em có thể đọc để tham khảo và tìm hiểu thêm nhé. Chúc em vui.

Thân ái!
Theo afamily.vn

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nhũ hoa thâm đen là do “yêu” nhiều và không còn trinh

Nhũ hoa thâm đen có phải là do chị em đã “yêu” nhiều lần hoặc là dấu hiệu chứng tỏ bạn gái không còn trinh nữa không?

Thế nhưng, một điều chắc chắn là khi nhũ hoa chuyển từ màu sắc bình thường sang thâm đen thì đó là dấu hiệu của sự mang thai.
Khi có con thì nhũ hoa thâm đen

Đúng là chị em phụ nữ sau khi sinh con thì nhũ hoa chuyển sang tối màu hơn, có những người thậm chí còn thâm đen. Lý giải cho hiện tượng này, chúng ta có thể hiểu, khi có thai, các hormone trong cơ thể người phụ nữ hoạt động mạnh, dẫn đến cơ thể bị kích thích và ảnh hưởng đến sự bài tiết của chất melanin.
Mà chất melanin tập trung ở nhũ hoa nên khiến nhũ hoa trở nên thâm đen hơn bình thường. Nếu rơi vào trường hợp này, chị em cũng không cần phải quá lo lắng, vì có những người còn bị sạm màu ở một số bộ phận khác trên cơ thể.
Màu sắc của nhũ hoa thể hiện sự còn hay mất của màng trinh

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Màng trinh chỉ là một cái màng mỏng nằm sâu trong “vùng kín” của chị em. Không chỉ quan hệ tình dục mới khiến màng trinh bị rách, những rủi ro như ngã xe đạp, chơi thể thao… cũng có thể khiến cái màng này không còn nguyên vẹn. Đặc biệt, sự còn hay mất của màng trinh không hề liên quan đến màu sắc của nhũ hoa.
Màu sắc của nhũ hoa là do sắc tố da quyết định, và mỗi người có màu sắc da và nhũ hoa khác nhau. Thậm chí, có những người mang thai mà nhũ hoa cũng không thay đổi màu sắc.
Nhũ hoa chuyển màu sẫm do “yêu” nhiều

Cũng giống như chuyện màng trinh, chuyện “yêu” không liên quan đến màu sắc của nhũ hoa. Do sắc tố da khác nhau mà mỗi chị em có màu sắc ở nhũ hoa, ở “chỗ kín” khác nhau, có màu tóc, lông mi, lông tay lông chân… màu khác nhau.
Mặc dù khi quan hệ tình dục có thể làm tăng sự kích thích và hormone gia tăng hơn bình thường, nhưng sự gia tăng này không đủ để làm tăng sự bài tiết của chất melanin. Và cũng tùy theo phản ứng khác nhau và các lý do khác ảnh hưởng sự bài tiết melanin ở mỗi người cũng khác nhau. Thậm chí, có những người ngay cả dù đã có quan hệ tình dục nhiều lần, nhưng màu sắc nhũ hoa cũng không thay đổi.
Theo afamily.vn

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bà bầu thiếu nước dễ bị ngôi ngược

Nước là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của mọi người. Nhưng không phải khi có thai, bạn uống càng nhiều nước càng tốt. Bạn nên biết lượng nước lọc an toàn mỗi ngày là bao nhiêu.

Lý do nên uống nước
Trong thai kỳ điều quan trọng là bạn không được để cơ thể mất nước, vì điều này dẫn tới một cơn chóng mặt. Nước còn giúp hấp thu tốt hơn những chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ và bào thai. Ngoài ra, uống nước “đánh bại” chứng trữ nước, giúp bạn giảm phù nề.

Nước không chỉ giúp tăng sức khỏe nói chung, các nghiên cứu cho thấy mẹ uống nước đủ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ đi tiểu đều, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi mẹ đổ mồ hôi (bà bầu có xu hướng đổ nhiều mồ hôi do bào thai phát triển và tăng cung cấp máu).

Một số nhà khoa học tin rằng, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ của phân su trong chất lỏng.
Lượng nước nên uống mỗi ngày

Phụ nữ có thai được khuyên nên uống nhiều nước hơn trong một ngày so với những người lớn khác. Tổ chức Y tế thế giới gợi ý là khoảng 4l nước lọc mỗi ngày cho phụ nữ mang thai (tăng thêm 0,5l nếu bạn đang cho con bú). Tối đa với thai phụ là 4,8l nước lọc/ngày, với phụ nữ đang cho con bú là 5,5l nước/ngày. Không nên lạm dụng nước vì có thể nguy hiểm nếu uống nước quá nhiều.

Để không quên uống nước, luôn chuẩn bị sẵn cốc nước (chai nước) bên cạnh để dễ dàng uống nước khi cần.

Hãy cố gắng uống đều đặn trong ngày, đặc biệt khi áp lực bào thai khiến bạn ngại đi tiểu nhiều. Và nên ăn thêm nho, dưa chuột... thực phẩm giúp thêm lượng nước cho cơ thể, lại khiến bạn sảng khoái.

Chọn nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết đóng chai hay nước khoáng

Tại Anh, nước máy có thể an toàn để uống. Bởi vì ở nước này, tiêu chuẩn làm sạch nguồn nước rất tuyệt vời. Còn phần lớn những nước khác, thai phụ nên dùng nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội. Tốt nhất, bạn hãy sắm thêm bộ lọc nước trước khi uống để đảm bảo sức khỏe.

Nước đóng chai không phải luôn an toàn hơn nước đun sôi để nguội trong nhà bạn. Còn nước khoáng, lấy từ nguồn nước trong lòng đất có thể không có lợi do việc sử lý flo không tốt nên không có lợi cho sức khỏe của xương và răng.
Theo afamily.vn

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS